Translate into Other Languages
Phật Giáo Việt Nam
Đại Phật Sử, Mingun Sayadaw (Việt Dịch Minh Huệ)
Theo Trung Bộ Kinh, Đại Kinh Sư Tử Hống, Mười lực của Đức Phật gồm:
1. Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. (Tri thị xứ phi xứ lực).
2. Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. (Tri tam thế nghiệp báo lực.)
3. Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới. (Tri nhứt thiết đạo trí lực).
4. Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt. (Tri thế gian chủng chủng tánh lực).
5. Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình. (Tri tha chúng sanh chưởng chưởng dục lực).
6. Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài Người. (Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ lực).
7. Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền, chứng về Thiền, về giải thoát, về định. (Tri chư Thiền tam muội lực).
8. Như Lai như thật tuệ tri nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và chi tiết.
9. Như Lai như thật tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
10. Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.