Lý Do Phải Phấn Đấu!

Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam
Sư Cô Suối Thông


Khi bạn ổn, tất cả đều sẽ ổn; lúc bạn có vấn đề, nhìn đâu cũng sẽ thấy không thuận. Cho nên chúng ta nhất định phải giữ thế cân bằng, không được cũng phải được. Đây là hiện thực cuộc sống.

Sống ở đời, nếu không chịu nỗ lực, ngay cả người thân cũng sẽ xem thường bạn. Cuộc sống dạy chúng ta rằng: Có thiếu gì cũng đừng để thiếu tiền. Tình cảm nhắc nhở: Đừng cho rằng bạn nhớ đến ai đó, thì người ta cũng nhớ bạn y như vậy. Cũng đừng tưởng bở khi bạn không buông được ai đó, thì họ cũng lưu luyến bạn như thế.

Khi bạn ổn, tất cả đều sẽ ổn; lúc bạn có vấn đề, nhìn đâu cũng sẽ thấy không thuận. Cho nên chúng ta nhất định phải giữ thế cân bằng, không được cũng phải được. Đây là hiện thực cuộc sống.

Hai mươi tuổi mà chưa khởi động, ba mươi chưa lập nghiệp, bốn mươi chưa có tài sản thì sau tuổi năm mươi chỉ có thể nương vào sự trợ giúp của con cháu. Có câu: Đừng giả vờ mình đang rất nỗ lực, vì kết quả luôn rất rõ ràng. Bất kể làm gì, có đầu tư mới thu được thành quả.

Hạnh phúc là do bản thân tự gầy dựng lấy. Mạnh dạn phấn đấu với đời, nếu thành công sẽ có thêm tài sản, chưa thành công thì có thêm kinh nghiệm. Nếu không chịu cố gắng, bạn mãi mãi là kẻ thiếu – nghèo.

Vì thế phấn đấu còn có ý nghĩa:

  • Không để khi cha mẹ cần, ngoài nước mắt ra chẳng giúp được gì
  • Không để khi con cháu cần, ngoài ái ngại ra chẳng làm được gì
  • Không để khi quay đầu nhìn lại, ngoài tuổi tác ra chỉ còn mỗi hai bàn tay trắng.

Đây là lý do nhắc chúng ta phải luôn luôn nỗ lực phấn đấu. Để tiếp nối quá khứ, không phí hoài hiện tại và vững tin vào tương lai tốt đẹp hơn.