Translate into Other Languages
Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam
Thượng Tọa Thích Chân Quang
Nếu ai nhận thấy mình bị lỗi này thì bây giờ tìm những việc phước nhỏ, làm cái nào cho hết cái đó, đừng bỏ dở nửa chừng để tạo lại cái phước vững lòng, chắc dạ, thì sau này đem cái phước kiên định đó đi vào việc tu hành.
Quả phúc của chúng ta không bền là do ta thiếu kiên định. Là do ngày xưa ta làm việc phúc mà bỏ dở nửa chừng.
Cái nhân đời xưa làm điều thiện mà bỏ dở nửa chừng, thì sau này ra một quả báo đi vào trong tâm lý là ta sẽ trở thành người yếu lòng, dễ thay đổi. Kể cả trong tình yêu, hôn nhân, ta cũng là một người dễ bị thay đổi, lạc lòng. Còn người nào kiên định làm, cứ lì lì làm hoài, thì sau này ta được cái phước là lòng ta rất mạnh mẽ, vững vàng, kiên định. Đi con đường nào đi tới tận cùng luôn thì sau này quả phúc của chúng ta rất bền bỉ, ổn định, lâu dài, lớn lao.
Nên tại sao ta yếu lòng, dễ thay đổi, nói là tâm lý, nhưng thực ra cũng bị ảnh hưởng bởi sức cơ bắp. Lúc xưa khi ta bỏ tiền, bỏ công sức ra để làm công đức gì đó mà không làm trọn vẹn, thì nhiều đời nhiều kiếp ta là một người yếu lòng, dễ thay đổi. Cái yếu lòng này gồm nhiều thứ: học nửa chừng bỏ, tu nửa chừng bỏ, đi làm nửa chừng buồn buồn bỏ,… Đó chính là cái quả của sự yếu lòng kiếp xưa.
Nếu ai nhận thấy mình bị lỗi này thì bây giờ tìm những việc phước nhỏ, làm cái nào cho hết cái đó, đừng bỏ dở nửa chừng để tạo lại cái phước vững lòng, chắc dạ, thì sau này đem cái phước kiên định đó đi vào việc tu hành. Trên con đường tu tập nhiều trở ngại, khó khăn đó, ta cứ lì lì đi qua hết cho tới khi nào thành tựu được Thánh quả thì thôi. Nhớ như vậy!