40 Câu Nói Có Ý Nghĩa Để Làm Nên Sự Sống

Trích Từ: Thư Viện Hoa Sen

Thích Đạt Ma Phổ Giác


1.
  Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp.

2.  Chúng ta đừng mất thời gian quá nhiều vào chỗ phải quấy, tốt xấu của người khác trong khi mọi thứ chỉ là tương đối, vì nghiệp ai nấy chịu.

3.  Khi thấy mình đúng, ta nghĩ người khác sai đúng hay sai đều do nhận thức của từng người, đúng với người này lại sai với người khác, chỗ này phải, chỗ kia trái làm sao chúng ta dám đảm bảo kẻ đúng người sai.

4.  Chúng ta hãy quay lại chính mình để xét đoán, đừng nên xét đoán kẻ khác tốt xấu, đúng sai vì đó là của họ. Nếu chúng ta nghĩ mình là người tốt còn họ là kẻ xấu, thì ta sẽ cảm thấy họ nên khó chịu hoặc oán giận thù hằn, hư thế chính mình đau khổ trước.

5.  Nếu chúng ta cứ so sánh mình với người khác ngoài thì tâm ta sẽ bị vấy bẩn với những buồn thương giận ghét. Ngay khi đó chúng ta sẽ đánh mất chính mình mà không sống với những giá trị đích thực ta đang là….

6.  Chúng ta đừng bám díu và dính mắc vào điều gì dù đó là việc tốt, chấp thiện là tự trói buộc mình trong đau khổ vấn vương nên không thể an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh.

7.  Ai thương ghét nhiều tức là chấp nhận khổ đau, thương là luyến ái nặng về tình cảm thiếu lý trí nên thương mà không được lâu dài sẽ càng khổ hơn, ghét là cảm xúc khó chịu bực bội chưa hại được ai lại hại chính mình. Muốn mà không được cho nên khổ, ngay khi đã được rồi cũng khổ vì sợ mất mát chia lìa.

8.  Và trong cuộc đời này mỗi một vết thương là một sự trưởng thành, vì ta biết tìm lại hạnh phúc nơi chính mình. Mỹ phẩm tốt đẹp nhất là sự an vui, nữ trang quý nhất là lòng chân thành và khiêm tốn, trang phục đẹp nhất là sự tự tin chính mình vì họa phúc đều do ta quyết định.

9.  Cái gì xuất phát từ trái tim với tinh thần từ bi hỷ xả thì mọi việc sẽ tốt đẹp vì không thấy ai là kẻ thù. Bí quyết để thành công là sự kiên trì trong bền bỉ với quyết tâm cao độ nhờ biết ẩn nhẫn chờ cơ hội tốt.

10.  Cuộc sống lúc nào cũng đẹp đẽ chỉ có tình người đổi trắng thay đen, nếu mình chỉ sống với cái ta ảo tưởng này thì đành chấp nhận lấy khổ đau mà không có ngày thoát ra.

§ § §

11.  Cuộc sống luôn vận hành biến chuyển theo thời gian, người khôn ngoan sáng suốt sẽ biết cách tùy duyên để tâm mình định tĩnh mà không bị dòng đời cuốn trôi, nhưng vẫn làm lợi ích cho nhiều người.

12.  Thế giới là một sân chơi, là một sàn diễn, mỗi người vào một vai để hòa nhập trong cuộc sống. Người trí sẽ biết tu tâm sửa tính, dấn thân phụng sự nhân sinh nên không bao giờ tiếc nuối chuyện đã qua và bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại.

13.  Chúng ta cũng đừng bận tâm ai đó đánh giá nhận xét về mình, vì đó là chuyện của họ ta chỉ ngay nơi giây phút hiện tại làm chủ thân miệng ý thì cuộc sống sẽ tràn đầy hạnh phúc.

14.  Tâm là tên lừa đảo, là luật sư biện hộ bao che dung túng thói quen làm tổn hại người vật, nếu ta không biết hướng về việc thiện để giúp đỡ nhân sinh, khi ta nghĩ điều thiện làm việc lành thì cuộc sống sẽ có giá trị hơn.

15.  Ta thật sự hạnh phúc khi chính ta đang là, ta làm việc gì biết việc đó mà không cần toan tính nghĩ suy, vì trước khi làm việc gì ta đã nghĩ đến hậu quả của nó.

16.  Chúng ta đừng nên so sánh cuộc đời với người thấp kém hơn mình hay bất cứ một ai, vì mỗi người là một bài học nhân quả. Biết gieo trồng phước đức để tạo nghiệp báo tốt để tự hoàn thiện chính mình.

17.  Hoàn cảnh và môi trường sống nếu có quá nhiều người xấu, tâm ta có thể bị vẩn đục bởi những buồn thương, giận ghét. Nhưng với người có chí lớn là nơi để họ trưởng thànhcống hiến bằng tình thương yêu chân thật.

18.  Cuộc đời là như thế đó, có gì đáng để cho ta bận tâm. Chính sự mất mát về vật chất đã giúp cho ta có cái nhìn thông thoáng hơn, vì thế gian này vốn vô thường mà đâu có gì là bền chắc. Nhờ đó, ta biết được giá trị đích thực là làm chủ bản thân để không bị dòng đời chi phối.

19.  Cuộc sống như một tấm gương để phản chiếu lại những gì đã xảy ra một cách trung thực, vì thế ta nên mĩm cười để thân tâm được an ổn nhẹ nhàng với những được mất, tốt xấu, hơn thua, đúng sai, phải quấy.

20.  Sống ở đời, chúng ta đừng nên quan đến tiền nhiều hay ít, mà hãy xem tâm mình có luôn suy nghĩ điều lành, nói lời thiện ích, hành động giúp người cứu vật.

§ § §

21.  Tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền cao chức trọng khi ra đi cũng với hai bàn tay trắng cuối cùng sẽ mất hết, chỉ có nghiệp thiện ác theo mình trong kiếp sống mới.

22.  Người có nhiều tiền chưa hẳn đã hạnh phúc, người có ít tiền chưa hẳn đã khổ đau. Hạnh phúc hay khổ đau đều do mình tạo lấy, biết bằng lòng với những gì đang có là hạnh phúc.

23.  Người biết đủ, mới là người giàu nhất thiên hạ vì chẳng phải bận bịu, toan tính, nghĩ suy duyên đến thì trân quý giữ gìn, duyên hết thì không cần gì tiếc nuối.

24.  Có người nhờ biết gieo tạo phúc lành đầy đủ trong nhiều đời, nên hiện tại có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh, quyền cao chức trọng, tiền bạc dư dã. Cũng có người từ khi sinh ra đã cơ cực côi cút, không người quan tâm, không người bảo bọc, không có ai để dựa dẫm.

25.  Niềm vui luôn đi cùng với những người biết khoan dung và độ lượng. Hạnh phúc từ bên ngoài mà được chỉ là hạnh tạm bợ thoáng qua rồi hết, hạnh phúc chân thật từ nơi tâm mình cảm nhận được, đó mới là chân hạnh phúc.

26.  Của cải luôn sánh vai cùng với những người biết siêng năng làm việc, không lãng phí xa hoa, biết giúp sẽ chia khi gặp người khó khăn và sẵn sàng đóng góp lợi ích cho xã hội.

27.  Trí tuệ luôn song hành cùng với những người cao thượng, vì họ sống muốn ít biết đủ và dám buông xả những thứ vật chất cần thiết trong đời sống hằng ngày.

28.  Biết được chính mình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời, nhờ vậy ta sẽ biết bao dungđộ lượng, cảm thôngtha thứ và biết sống đời vô ngã, vị tha bằng trái tim có hiểu biết.

29.  Phật là bậc giác ngộ chân chính, là người tỉnh thức, là người đã vượt qua cạm bẫy cuộc đời, là người thấy đúng như thật, biết rõ sự thậtcuộc đời, là bậc đáng được tôn kính và xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời người.

30.  Pháp là những lời dạy vàng ngọc của Ngài, hay giúp cho mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

§ § §

31.  Tăng là đoàn thể sống hòa hợp an vui dưới sự chỉ dạy của Phật vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn cho mọi người biết được chân lý của cuộc đời mà cùng tu theo.

32.  Thờ cúng tổ tiên là thể hiện tinh thần biết ơnđền ơn nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thànhxây dựng nên cuộc sống cho con thảo cháu hiền.

33.  Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đờiViệt Nam mang ý nghĩa rất nhân văn, là biểu hiện của lòng hiếu thảo, là uống nước nhớ nguồn, là nét đẹp văn hóa của đất nước con rồng cháu tiên trên 4000 năm văn hiến.

34.  Không có gì đau khổ bằng khi con người sống trong cô đơn tuyệt vọng, vì không biết cách tháo gỡchấp nhận những gì đã xảy ra. Hãy đứng dậy sau khi vấp ngã và sẵn sàng làm mới lại chính mình bằng ý chínghị lực.

35.  Hạnh phúc nhất của con người là từ nội tâm trong sáng, thanh tịnh. Tuy sống giữa cõi đời nhiều ô nhiễm, đầy dẫy tham lam, thù hận, si mê nhưng ta không bị dòng đời cuốn trôi và nhấn chìm, vẫn làm việc phục vụ chúng sinhđiều kiện mà không dính mắc, đắm nhiễm. Đó mới là người có trí tuệ rộng lớn.

36.  Một gia đình an vui, hạnh phúc con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, sống vui vẻ, thuận thảo với nhau và sẵng sàng cưu mang, giúp đỡ nhiệt tình trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó ta còn phải biết tuỳ theo nhân duyên để đem an vui, hạnh phúc đến với mọi người.

37.  Khi chúng ta tu tập thật tốt và hoàn hảo, ta sẽ trở nên những người thánh thiện có nhân cách, đạo đức tốt và hay đem niềm vui đến với mọi người. Khi ta khôn lớn trưởng thành, bước chân vào đời ta sẽ tìm kiếm giá trị cuộc sống và sẽ nhận ra tình thương chính là hạnh phúc của con người.

38.  Chúng ta muốn được an vui, hạnh phúc thì mình phải biết làm chủ bản thân qua thân-miệng-ý, không cho những tâm tư, vọng động xấu ác phát sinh. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều xấu ác của ý nghĩ, lời nói và hành động.

39.  Ai có thân cũng tham sống sợ chết, đó là bản năng thứ nhất. Bản năng thứ hai là chất chứa lòng tham như giếng sâu không đáy, bất cứ cái tốt, cái đẹp đều muốn vơ vét cho riêng mình, muốn cho ta là trên hết còn ai đói khát mặc kệ; xem tiền bạc, của cải hơn mạng sống người khác; vì tham chút lợi danh mà làm đời sống nhân loại bị điêu đứng và khổ đau.

40.  Con người hay cố chấp, bảo thủ nên khó phát triển tiến bộ theo nguyên lý nhân duyên quả, có những ngôn từ khi nói hoặc hành động như ngày xưa thì đúng, nhưng đem áp dụng trong hiện tại thì sai.