Translate into Other Languages
Phật Giáo Việt Nam
Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh
Trong cuộc sống, nơi sâu thẳm của vô thức ai cũng âm thầm đi tìm một tri kỷ. Tri kỷ nghĩa là người hiểu mình, một cái hiểu sâu sắc, không phải là mớ tri kiến, sành đời, không phải cùng nhóm đảng, không phải cùng ý thức hệ mà một cái hiểu thẩm thấu về tâm hồn, tình cảm, ước mơ, lý tưởng…
Trong cuộc sống, nơi sâu thẳm của vô thức ai cũng âm thầm đi tìm một tri kỷ. Tri kỷ nghĩa là người hiểu mình, một cái hiểu sâu sắc, không phải là mớ tri kiến, sành đời, không phải a dua, không phải cùng nhóm đảng, không phải cùng ý thức hệ mà một cái hiểu thẩm thấu về tâm hồn, tình cảm, ước mơ, lý tưởng… Cái hiểu không đòi hỏi, không lên án, không phe phái… Một mối tình bạn trong sáng, trân trọng, yêu thương. Cố nhiên ta không đòi hỏi tri kỷ phải hiểu ta tuyệt đối, vì chính ta đã hiểu hết ta đâu! Chỉ cần một người bạn chấp nhận, thông cảm, có mặt, lắng nghe, nâng đỡ ta khi ta chìm xuống, hiểu ta tới một mức nào đó mà ta có cảm tưởng tin tưởng nơi người ấy khi chia sẻ nỗi lòng.
Trên đời này mà có một người hiểu ta là một ân huệ rất lớn. Nhất là trong cuộc sống nhiêu khê này, có người bạn như thế thì đời ta đở khổ biết chừng nào. Chỉ cần nghĩ về người đó thôi, ta cũng có cảm giác bình an rồi. Có lúc tìm mãi mà không tìm ra một tri kỷ nên ta nghĩ rằng chỉ có mình là tri kỷ của mình thôi, đi tìm sự hiểu biết từ một người khác là một ảo tưởng. Đúng! Tri kỷ là một người hiểu một người, và ta có thể là người ấy, nhưng hãy cẩn thận, vì suy nghĩ này có thể rất chủ quan, có chất liệu tự hào, kiêu ngạo, bởi ta nghĩ rằng ta là người giỏi nhất, nên chẳng có ai trên đời này hiểu ta ngoài ta. Đây không phải là tri kỷ là tự kỷ, tự hào, tự phụ.