Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam
Thượng Tọa Thích Chân Quang
Ta không ngờ được rằng khoảng thời gian quên nhân quả chính là lúc ta đang tích lũy ác nghiệp, ta quen dần với thủ đoạn, quên đạo lý, quên nhân quả tội phước, lún sâu vào vũng lầy của tội lỗi. Rất nguy hiểm!
Những kẻ hung ác khi thấy mình có ưu thế thường cho là mình hay, nhưng đâu biết rằng chỉ vì ác nghiệp chưa chín muồi nên quả báo chưa xảy đến. Khi quả báo khốc liệt xảy ra rồi thì mới thật là đau khổ.
Tại sao người ác không tin nhân quả, chẳng màng tội phước? Hãy hình dung nếu ta là người đang rất có phước, muốn mua chiếc xe là có xe; muốn cho con học trường nào thì đến trường đó thương lượng với hiệu trưởng; hoặc lô hàng ta muốn xuất đi có một số trục trặc, ta chỉ cần đưa ra một ít tiền là hàng lại đi dễ dàng. Lúc đó, ta nghĩ thành công của mình là do tiền và sự khôn khéo.
Ta có thể tính toán, sắp đặt được mọi việc trong đời mình, hoặc chi tiền ra thì việc gì cũng thành công. Ta kết luận: mọi thành công trên đời đều do tiền bạc và sự khôn lanh của mình.
Khi đó ta có còn nhớ đến nhân quả không? Không! Cứ như vậy, năm năm, mười năm trôi qua, ta đều xử lý mọi việc bằng toan tính, bằng tiền bạc, và quên mất nhân quả.
Ta không ngờ được rằng khoảng thời gian quên nhân quả chính là lúc ta đang tích lũy ác nghiệp, ta quen dần với thủ đoạn, quên đạo lý, quên nhân quả tội phước, lún sâu vào vũng lầy của tội lỗi. Rất nguy hiểm!
Vậy nên, dù có được giàu sang quyền lực, dù được ở vị trí mà chỉ cần nói một tiếng là có thể thành công, chỉ cần chi tiền ra là mọi việc đều như ý thì chúng ta phải luôn nhắc chính mình rằng: đừng bao giờ quên nhân quả để không làm chuyện sai lầm.