Chín câu trả lời tỉnh thức để sống một đời trọn vẹn!

Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam


Cuộc sống mỏi mệt vì bởi phân nửa là sinh tồn và thay đổi, nửa còn lại do tham muốn và so sánh. Nếu có thể tiếp nhận nửa đầu, giảm thiểu bớt nửa sau, thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Trong một lần buồn khổ, tôi được gặp Bụt và hỏi:

Con vừa mất mát thứ rất quan trọng, làm sao để tìm lại?

Bụt trả lời: Thứ có thể bị lấy mất đi, kỳ thực vốn chưa từng thuộc về con, cho nên đừng tiếc nuối, cũng đừng tìm kiếm chi thêm mệt.

Cuộc sống này quá mệt mỏi, làm sao để nhẹ nhàng?

Bụt ôn tồn: Cuộc sống mỏi mệt vì bởi phân nửa là sinh tồn và thay đổi, nửa còn lại do tham muốn và so sánh. Nếu có thể tiếp nhận nửa đầu, giảm thiểu bớt nửa sau, thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Hôm qua và hôm nay, nên nắm bắt cái nào?

Bụt dặn: Đừng để chuyện hôm qua ảnh hưởng đến hôm nay, nên hết lòng với hiện tại.

Cần đối xử với người với mình thế nào mới phải đạo?

Bụt dạy: Đối xử với bản thân tốt một chút, vì một đời vốn không dài; đối xử với người khác tốt một chút, vì đời sau chưa chắc sẽ gặp lại.

Làm thế nào để cân bằng vui vẻ và thương đau?

Bụt mỉm cười: Mỗi người chúng ta đều chỉ có một trái tim, lại phải chia hai ngăn, một cho niềm vui, ngăn kia đau thương ở. Nên mỗi lần vui vẻ, nhớ đừng cười quá lớn, tránh đánh thức đau thương ở ngăn bên kia.

Phải làm sao mới không ảo tưởng về cuộc đời?

Bụt trầm ngâm: Khi hai chân con còn đặt trên mặt đất thì đừng xem mình quá nhẹ, bản thân còn sống trong địa cầu này thì đừng xem mình quá lớn.

Có người nói tình cảm và thời gian luôn tương khắc, Ngài nghĩ sao?

Bụt nhìn xa xăm: Tình cảm khiến con người quên mất thời gian, thời gian giúp chúng ta lãng quên dần tình cảm. Muốn loại bỏ yếu tố nào, hãy chọn cái còn lại.

Vậy nếu hai người yêu thương mà không thể ở bên nhau thì phải làm sao?

Bụt đứng lên như chuẩn bị rời đi: Không ở bên nhau được thì đã làm sao? Dù sao một đời cũng đâu quá dài. Gặp nhau một lần trân trọng một lần cũng đã đủ đầy.