Hành Tướng của Xúc (Phassalakkhana)

Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam
Trích Kinh Mi Tiên (Dịch Giả: Hòa Thượng Giới Nghiêm)

 

Cũng cùng sanh khởi. Khi nhãn thức sanh, không phải chỉ có xúc tâm sở cùng sanh mà những tâm sở khác cùng biến hành sanh khởi: thọ, tưởng, tư, nhất tâm … như bần tăng đã trình bày cho đại vương nghe rồi.

Đức vua Mi-lan-đà hỏi tiếp:

Còn xúc tâm sở thì thế nào? Khi nhãn thức sanh khởi thì xúc tâm sở có cùng sanh khởi chăng?

Cũng cùng sanh khởi. Khi nhãn thức sanh, không phải chỉ có xúc tâm sở cùng sanh mà những tâm sở khác cùng biến hành sanh khởi: thọ, tưởng, tư, nhất tâm … như bần tăng đã trình bày cho đại vương nghe rồi.

Đúng vậy, trẫm có nghe rồi nhưng chưa nắm vững lắm. Đại đức hãy giảng cho trẫm nghe về hành tướng của xúc ấy là thế nào?

Xúc là đụng chạm, chạm nhau, giao nhau…

Đại đức cho xin ví dụ?

Cũng cùng sanh khởi. Khi nhãn thức sanh, không phải chỉ có xúc tâm sở cùng sanh mà những tâm sở khác cùng biến hành sanh khởi: thọ, tưởng, tư, nhất tâm … như bần tăng đã trình bày cho đại vương nghe rồi.

Như hai con dê đấu nhau, hai cái sừng của chúng đụng nhau. Cái sừng của con này là nhãn căn, sừng của con kia là sắc trần; và chỗ mà hai cái sừng của chúng chạm nhau chính là xúc. Ví như hai bàn tay vỗ vào nhau, chỗ mà hai bàn tay chạm vào nhau là xúc. Ví như cái nồi mới chồng lên cái nồi cũ, chỗ tiếp giáp hai cái nồi là xúc.

Nói tóm lại, con mắt giao tiếp với sắc thì có nhãn xúc. Lỗ tai giao tiếp với âm thanh thì có nhĩ xúc. Cái mũi giao tiếp với mùi hương thì có tỷ xúc. Cái lưỡi giao tiếp với vị thì có thiệt xúc. Cái thân giao tiếp với vật trơn, nhám thì có thân xúc. Cái ý giao tiếp với pháp thì có ý xúc. Xúc là cái giao tiếp, là cái gạch nối, là cái va chạm, cái đụng nhau giữa căn và trần, tâu đại vương.

Hay lắm. Thật rõ ràng.