Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm

Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam
Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh


Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm (Satipatthànaasutra) dạy ta quán niệm về thân thể, cảm giác, tâm ý và đối tượng tâm ý. Tâm ý ở đây bao gồm cả tri giác, tâm tư và nhận thức. Như vậy bốn đối tượng quán niệm cũng hàm chứa cả năm uẩn.

Sau đây là sơ lược những đối tượng quán niệm theo Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm (Tứ Niệm Xứ Kinh)

Quán Niệm về Thân Thể

♦ Quán Niệm về Hơi Thở

1. Hơi thở vào có ý thức

2. Hơi thở ra có ý thức

3. Hơi thở dài (vào) có ý thức

4. Hơi thờ dài (ra) có ý thức

5. Hơi thở ngắn (vào) có ý thức

6. Hơi thở ngắn (ra) có ý thức

7. Thở vào, hơi thở, ý thức và thân thể là một

8. Thở ra, hơi thở, ý thức và thân thể là một

9. Thở vào, làm cho toàn thân an tịnh

10. Thở ra làm cho toàn thân an tịnh

♦ Quán Niệm về Bốn Tư Thế của Thân Thể

1. Đi biết là đi

2. Đứng biết là đứng

3. Ngồi biết là ngồi

4. Nằm biết là nằm

 Quán Niêm về Những Động Tác của Thân Thể

Ý thức khi đi tới đi lui, khi nhìn, khi mặc áo, ăn uống, đại tiện, tiểu tiện, nói chuyện, giặt áo, làm việc, …

♦ Quán Niệm về Những Bộ Phận của Cơ Thể

Tóc, lông, răng, gân, xương, thận, tủy, tim, phổi, gan, ruột, nước miếng, máu, mồ hôi, …

♦ Quán Niệm về Những Yếu Tố Tạo Nên Cơ Thể

Nước, hơi nóng, không khí, vật thể, …

♦ Quán Niệm về Sự Tàn Hoại của Một Tử Thi Trong Nghĩa Địa

Thi thể trương phồng lên, xanh đen lại, thối nát ra, …

§§§

Quán Niệm về Cảm Giác

1. Ý thức về khổ thọ đang có mặt

2. Ý thức về lạc thọ đang có mặt

3. Ý thức về xả thọ đang có mặt

4. Quán chiếu về lạc thọ có nguồn gốc sinh vật

5. Quán chiếu về lạc thọ có nguồn gốc tâm lý

6. Quán chiếu về khổ thọ có nguồn gốc sinh vật lý

7. Quán chiếu về khổ thọ có nguồn gốc tâm lý

8. Quán chiếu về xả thọ có nguồn gốc sinh vật lý

9. Quán chiếu về xả thọ có nguồn gốc tâm lý

§§§

Quán Niệm về Tâm Ý

1. Ý thức khi tham

2. Ý thức khi không tham

3. Ý thức khi giận

4. Ý thức khi không giận

5. Ý thức khi có lầm lạc

6. Ý thức khi không lầm lạc

7. Ý thức khi tâm tập trung

8. Ý thức khi tâm tán loạn

9. Ý thức khi tâm mở rộng

10. Ý thức khi tâm khép kín

11. Ý thức khi tâm có giới hạn

12. Ý thức khi tâm vô lượng

13. Ý thức khi tâm có định

14. Ý thức khi tâm không có định

15. Ý thức khi tâm có giải thoát

16. Ý thức khi tâm không có giải thoát

§§§

Quán Niệm về Đối Tượng Tâm Ý

Quán Niệm về Năm Loại Chướng Ngại

1. Ý thức về sự có mặt của tham đắm

2. Ý thức về sự vắng mặt của tham đắm

3. Ý thức về sự có mặt của giận hờn

4. Ý thức về sự có mặt của hôn trầm

5. Ý thức về sự vắng mặt của hôn trầm

6. Ý thức về sự có mặt của kích thích

7. Ý thức về sự cơ mặt của nghi ngờ

8. Ý thức về sự vắng mặt của nghi ngờ

♦ Quán Niệm về Năm Uẩn

1. Quá trình sinh diệt của sắc

2. Quá trình sinh diệt của thọ

3. Quá trình sinh diệt của tưởng

4. Quá trình sinh diệt hành

5. Quá trình sinh diệt của thức

♦ Quán Niệm về Giác Quan và Đối Tượng

1. Mắt và hính sắc

2. Tai và tiếng

3. Mùi và hương

4. Lưỡi và vị

5. Thân và xúc

6. Ý và pháp

♦ Quán Niệm về Bảy Yếu Tố Giác Ngộ

1. Sự có mặt hay vắng mặt của niệm

2. Sự có mặt hay vắng mặt của trạch pháp

3. Sự có mặt hay vắng mặt của tinh tiến

4. Sự có mặt hay vắng mặt của hỷ lạc

5. Sự có mặt hay vắng mặt của khinh an

6. Sự có mặt hay vắng mặt của định

7. Sự có mặt hay vắng mặt của hành xả

♦ Quán Niệm về Bốn Sự Thật

1. Sự có mặt của khổ đau

2. Những nguyên nhân đưa tới khổ đau

3. Sự vắng mặt của khổ đau

4. Con đường thực hiện an lạc