Nếu Nhân Duyên Niệm Phật Được Hoằng Dương Khắp Thế Gian …

Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam
Hoà Thượng Tịnh Không


Đi, đứng, nằm, ngồi, trong tâm phải có Phật, quyết không rời khỏi Phật. Ban đêm khi ngủ nằm mộng, vẫn thấy cùng chư Phật chung một chỗ, như vậy mới tương ưng… Phải yêu thích A Di Đà Phật đến cực điểm, đêm đêm mơ thấy Ngài, như thế mới được.

Nhân duyên niệm Phật bất khả tư nghì, công đức của danh hiệu A Di Đà Phật bất khả tư nghì. Nếu nhân duyên niệm Phật, công đức danh hiệu được hoằng dương khắp thế gian này, thì thế giới có tai nạn lớn cỡ nào cũng có thể hóa giải…

Nhân duyên ở đây là hội đủ “Tín, Nguyện, Hạnh”, tin sâu thật sự, phát nguyện khẩn thiết, cố gắng niệm Phật, câu Phật hiệu này tuyệt đối không rời khỏi cửa miệng. Người xưa nói: “Châu bất ly thủ, Phật bất ly khẩu” (tức tay không rời hạt chuỗi, miệng không rời câu Phật hiệu), tâm khẩu tương ưng, đây mới thật sự niệm Phật.

Giống như cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, một ngày niệm 160 ngàn tiếng Phật hiệu, tức là biểu diễn “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn lục căn, tịnh niệm liên tục); dạy chúng ta “Phật bất ly khẩu, châu bất ly thủ”.

Đi, đứng, nằm, ngồi, trong tâm phải có Phật, quyết không rời khỏi Phật. Ban đêm khi ngủ nằm mộng, vẫn thấy cùng chư Phật chung một chỗ, như vậy mới tương ưng… Phải yêu thích A Di Đà Phật đến cực điểm, đêm đêm mơ thấy Ngài, như thế mới được.

Có người hỏi tôi: “Làm sao để thu nhiếp lục căn”? Trong lòng quý vị chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, tất cả đều không có, tức thu nhiếp lục căn. Bồ Tát Đại Thế Chí giảng “Tịnh niệm tương kế”, tất cả công phu của tu hành, chỉ một câu “Tịnh niệm tương kế” này. “Tịnh”, hoài nghi thì bất tịnh, xen tạp cũng bất tịnh; “tương kế” là không gián đoạn, một câu tiếp nối một câu, thì thành công rồi. Pháp môn này thật đơn giản, dễ dàng, mọi người đều có thể tu, mọi người đều cần phải tu. Chỉ e tự mình không chịu làm thì không có cách mà thôi.