Nhân Quả của Sự Thông Minh, Mưu Trí!

Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam
Thượng Tọa Thích Chân Quang


Cái nhân của quả được khôn ngoan, thông minh, mưu trí nó chỉ có được trong cái hoàn cảnh khó khăn chung. Còn bình thường thì cơ hội đó không có. Bình thường mình muốn gieo phước để được thông mình, mưu trí, cơ hội đó không có.

Trong cuộc này có những lúc ta gặp khó khăn, người chung quanh ta gặp khó khăn, rồi ta trốn đi tìm một con đường nào để thoát thân khỏi cái hoàn cảnh khó khăn đó, thì đời đời kiếp kiếp ta sẽ là kẻ ngu si.

Thí dụ: một đoàn người đi vào trong rừng, rồi rừng bị cháy. Lúc đó mình dòm qua dòm lại, thấy có chỗ thoát, mình đâm đầu chạy mất, thoát khỏi chỗ đó. Còn đám người còn lại trong đó cháy ra sao mình mặc kệ.

Thì đời đời người này sẽ ngu si. Vì đã không xoay xở giúp những người chúng quanh mình.

Còn người nào mà trong khó khăn mà cứ nghĩ đến những người chung quanh, xoay xở, tìm cách bảo vệ em bé này, bảo vệ bà mẹ kia, lửa đang cháy như vậy, cứ xoay xở, nghĩ cách cứu giúp những người khác, thì người đó sẽ đời đời khôn ngoan, mưu trí, thông minh.

Mà chỉ trong lúc khó khăn nguy hiểm thì cái công đức nó mới hiện ra.

Nghĩa là, cái nhân của quả được không ngoan, thông minh, mưu trí nó chỉ có được trong cái hoàn cảnh khó khăn chung. Còn bình thường thì cơ hội đó không có. Bình thường mình muốn gieo phước để được thông mình, mưu trí, có hội đó không có.

Chỉ khi nào ta và mọi người lọt vào trong cái hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm mà ta cố gắng Xoay xở – hãy nhớ cái chữ Xoay xở – để tìm cách cứu giúp nhiều người, thì nó sẽ hình thành một cái Nhân quả báo ứng, là ta trở nên khôn ngoan, mưu trí, thông minh sau này.

Còn ngoài ra, bình thường thì không có cơ hội đó.

Ví dụ bây giờ ở một làng quê nghèo, trồng lúa cũng không được mùa, đời sống mọi người cơ cực, nhà cửa nhà nào nhà ấy xơ xác, … khó khăn chung. Rồi có người xoay xở, suy nghĩ tìm cách mình làm cách nào để đưa đời sống của mọi người trong làng mình lên, mình chạy vạy, đi tìm người này mình hỏi, tìm người kia mình trao đổi, mình bàn, rồi đi vận động, quyên góp … để mở được con đường đi qua làng. Rồi mình học hỏi cách nào để trồng cây gì hiệu quả hơn cây lúa trên vùng đất phèn chua của làng mình, rồi tìm hiểu, đi học một nghề phù hợp đem về làng mình để làng mình bắt đầu tiếp nhận một nghề mới… Chỉ một lần xoay xở như vậy mà quả báo ta sẽ thông minh khoảng hai, ba chục kiếp luôn.

Nên cái sự thông minh, khôn ngoan, mưu trí, nó chỉ hình thành công đức ở nơi cái hoàn cảnh khó khăn chung.

Nhớ như vậy. Còn trong khi đời sống bình thường ai cũng như ai thì cơ hội tạo phước đó không có.