Hiểu đúng về chữ “Niệm”!

Translate into Other Languages
Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam


Người muốn tu tâm dưỡng tánh, thực tập Phật pháp, toạ thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú mà không hiểu rõ và đúng về chữ ‘niệm’ sẽ ít có kết quả như mong đợi.

Nhân có học trò ở xa hỏi về chữ “niệm” và cách tu tập liên quan đến chữ này, thầy trả lời:

Chữ “niệm” là một từ, một khái niệm rất quen thuộc với những người học Phật dù thực tập theo tông phái, pháp môn nào.

  • Niệm hơi thở là pháp cốt lõi của Thiền tông
  • Niệm Phật là pháp cốt lõi của Tịnh tông
  • Niệm chú là pháp cốt lõi của Mật tông
  • Niệm giới là pháp cốt lõi của Luật tông
  • Niệm kinh là pháp cốt lõi của Giáo tông…

Cho nên người muốn tu tâm dưỡng tánh, thực tập Phật pháp, toạ thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú mà không hiểu rõ và đúng về chữ niệm sẽ ít có kết quả như mong đợi.

Thông thường chữ ‘niệm’ thường đuợc dùng trong từ Chánh niệm (tiếng Hán là 正念, tiếng Pali: sammā-sati, tiếng Phạn: samyak-smṛti).

Chánh niệm là một trong tám yếu tố quan trọng của Bát thánh đạo, là sự tỉnh thức, không thất niệm, không mê mờ, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại.

Chữ ‘niệm’ có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, từ thấp lên cao, từ thô đến tế.

Nghĩa thường, niệm là nghĩ nhớ.

Theo chiết tự chữ Hán, thì trên chữ kim dưới chữ tâm nghĩa là cái tâm trong thời điểm hiện tại, cái tâm tại một thời điểm.

Người có thực tập thiền sâu sắc sẽ biết ‘niệm’ nhỏ hơn ý nghĩ, nhỏ hơn suy nghĩ. Có thể hiểu nhiều niệm thành ý nghĩ, nhiều ý nghĩ thành suy nghĩ, dòng suy nghĩ.

Tổ Tăng Hội nói chỉ trong khoảng khảy móng tay chúng ta trải qua 960 lần chuyển niệm

Chúng ta, ai biết rõ chánh niệm, tà niệm và vọng niệm sẽ sống an ổn tự tại

Có một số cách giúp chúng ta thực tập sống chánh niệm, tỉnh giác, ngăn tà niệm, trừ vọng niệm như sau:

Niệm hơi thở là pháp thiền quan trọng mà đức Phật đã dạy khi còn tại thế, nhiều vị thánh đệ tử chứng ngộ nhờ pháp này.

Từ đa niệm đến thiểu niệm đến nhất niệm rồi đến vô niệm

Khi mới tu, tu thiện niệm, bỏ ác niệm, dùng niệm ý niệm đến chỗ vô niệm mới vào chính đạo

Luyện được niệm lực mạnh mẽ thì không khó khăn, trở ngại nào không vượt qua được

Thường niệm Phật

Thường niệm Pháp

Thường niệm Tăng

Niệm vô thường

Niệm thoát sân si

Niệm thoát cố chấp

Niệm thoát vướng mắc

Niệm thoát ích kỷ

Niệm thoát đố kỵ

Niệm thoát tập khí

Niệm thoát kiến chấp

Niệm thoát tự ngã

Niệm thoát mặc cảm

Niệm thoát tự ti

Niệm thoát sợ hãi

Niệm thoát hơn thua

Niệm thoát hận thù

Niệm thoát bát phong

Niệm thoát sinh tử

Niệm thoát khổ sầu

Hàng ngày chúng ta thực tập các niệm như vậy, khi ta vướng mắc, buồn khổ vào cái gì, chúng ta niệm thoát cái ấy, dần dần tâm được vững chãi, không ỷ lại, nương tựa, ràng buộc, nô lệ cho bất cứ thứ gì trên đời.

Đó chính là niệm an vui tự tại, vượt thoát ưu sầu.

Leave a Reply