Từng tiếng niệm Phật đều là tích đức!

Translate into Other Languages
Trích Từ: Phật Giáo Việt Nam
Hòa Thượng Tịnh Không 


Từng tiếng niệm Phật đều là đoạn ác, từng tiếng niệm Phật đều là tu thiện, từng tiếng niệm Phật đều là tích đức. Việc gì cũng làm được viên mãn. Thật sự thành công.

Chúng ta quyết định bỏ ác tu thiện, quyết định tích trữ công đức. Một câu danh hiệu này đầy đủ tất cả, thật lòng trì niệm danh hiệu, trong tâm không hoài nghi, không có tạp niệm. Từng tiếng niệm Phật đều là đoạn ác, từng tiếng niệm Phật đều là tu thiện, từng tiếng niệm Phật đều là tích đức. Việc gì cũng làm được viên mãn. Thật sự thành công. Đạo lý, bộ kinh Vô Lượng Thọ này nói rất thấu suốt. Đời này chúng ta nương tựa bộ kinh này, nương tựa danh hiệu này, mọi vấn đề đều được giải quyết, không nên tiếp tục làm những việc ngu xuẩn. Chúng ta nên học tập, chúng ta cần phải hiểu được.

Chúng ta không thành tựu, làm sao có thể xứng đáng với Phật Thích Ca Mâu Ni? Ngay hôm nay, chúng ta thật sự thành tựu, thành tựu cuối cùng là vãng sanh Cực Lạc thế giới, thân cận Phật A Di Đà. Phật A Di Đà chính là bổn tôn của Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni chính là hóa thân của Phật A Di Đà. Đức Phật ở trong kinh điển, rất nhiều lần khuyên chúng ta niệm Phật, cầu vãng sanh Cực Lạc thế giới. Con đường này là nhanh nhất, thỏa đáng nhất, đơn giản nhất, dễ dàng nhất, đáng tin cậy nhất. Đồng thời thành tựu thù thắng nhất, không thể nghĩ bàn.

Đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay của chúng ta, xã hội loạn động bất an. Người sống trong thế giới này không có cảm giác an toàn. Quí vị xem, khổ biết bao. Không được vãng sanh, là chúng ta có tội. Thứ nhất là có lỗi với chính mình, đời này quí vị có đầy đủ nhân duyên, vì sao không được vãng sanh? Đó chính là không đủ thiện căn phước đức. Thiện căn là gì? Là tín nguyện. Ta không có chánh tín, không có nguyện vọng mạnh mẽ. Phước đức là thực hành, bản thân chúng ta giải đãi biếng lười, không có thực hành. Trong này nhân tố rất nhiều cũng rất phức tạp.

Người trẻ tuổi thời nay chạy theo cái viễn vông, muốn thật tốt, muốn thật nhanh, đặc biệt không biết lúc nên quay lại. Người xưa nói: “dục tốc tắc bất đạt”. Không tin lời dạy bảo của những bậc thánh hiền. Nhìn thấy người khác làm như thế nào, liền nghĩ đến chính ta đương nhiên cũng sẽ làm như vậy. Người khác đi sai đường, mình đi theo cũng sẽ sai đường, khi quay đầu lại thì đã không còn kịp nữa.